Kinh nghiệm tuyển dụng của Amazon

Tuần qua, Timothy Metcalf, một người quản lí của công ty Amazon đến gặp tôi và chia sẻ với tôi về loại sinh viên mà anh muốn thuê:

“Ngày nay đa số công ty đều có cuộc phỏng vấn kỹ thuật để kiểm điểm kĩ năng của sinh viên vừa tốt nghiệp. Nhiều sinh viên phần mềm tin rằng phỏng vấn kĩ thuật chỉ bao gồm việc viết mã nhưng đó là nhận thức sai. Vì họ tốt nghiệp từ Khoa học máy tính hay Kĩ nghệ phần mềm, dĩ nhiên họ phải có kĩ năng lập trình rồi cho nên tôi thích cho họ các vấn đề để giải quyết và quan sát cách họ làm.

kinh nghiem tuyen sinh cua amazon

Phần lớn sinh viên tin rằng tôi sẽ cho họ yêu cầu (Requirements) rõ ràng nơi họ có thể viết mã, cũng giống như các bài tập về lập trình trong lớp nhưng sự thật KHÔNG đơn giản thế. Sự kiện là không phải mọi vấn đề đều được phát biểu rõ ràng. Khi được trao cho một vấn đề, một số sinh viên nhảy vào viết mã ngay thay vì suy nghĩ để hiểu vấn đề thật rõ. Đó là một chỉ báo rằng những sinh viên này là kiểu người “Viết mã trước, đặt câu hỏi sau.” Do đó, nếu thuê họ, công việc sẽ có nhiều lỗi và cần nhiều kiểm thử. Sinh viên giỏi sẽ đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề cho tới khi họ hiểu đầy đủ và chỉ thế thì họ mới viết mã. Đây là loại người tôi muốn thuê.”

“Tuy nhiên vấn đề chính là với sinh viên ngoại quốc, nhất là các sinh viên Á Châu vì nhiều người không hỏi. Họ có đủ tiếng Anh để học trong trường nhưng không có đủ để đối thoại tốt. Một số người tới từ nền văn hoá không khuyến khích đặt câu hỏi những người có thẩm quyền cho nên họ ngần ngại. Tuy nhiên nếu không đặt câu hỏi trong cuộc phỏng vấn, họ tự tạo cho mình “hình ảnh” một người rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và có thể không có khả năng. Điều đó rất tiêu cực vì họ có kĩ năng kĩ thuật nhưng không có kĩ năng trao đổi. Ngày nay kĩ năng mềm rất quan trọng vì kĩ năng kĩ thuật KHÔNG đủ. Đó là lí do tại sao nhiều sinh viên ngoại quốc, nhất là các sinh viên Á Châu bỏ lỡ cơ hội để được thuê vào các công ty hàng đầu vì thiếu kĩ năng trao đổi.

Để tôi giải thích về các sinh viên vội vàng viết mã mà không hiểu vấn đề. Trong thực tế, phần lớn các yêu cầu của khách hàng thường không được phát biểu rõ và khách hàng thường đổi ý. Điều gì xảy ra khi yêu cầu thay đổi trong khi họ đang viết mã? Điều đó nghĩa là họ phải thay đổi mã và đó là lý do phần lớn lỗi xảy ra. Họ càng đổi mã nhiều, càng nhiều lỗi xuất hiện. Nó cũng có nghĩa là sinh viên biết viết mã nhưng KHÔNG biết cách giải quyết vấn đề. Ngày nay nhiều trường chỉ giảng dạy về cách viết mã nhưng KHÔNG dạy về giải quyết vấn đề. Sinh viên cần biết rằng mặc dầu viết mã là quan trọng nhưng có nhiều điều phải học trong phần mềm hơn chỉ là viết mã. Một sinh viên được chuẩn bị phải biết cách đặt câu hỏi trước khi thực hiện bất kì gì và đó là lí do tại sao họ được thuê.”

“Có những sinh viên biết về lí thuyết vì họ có thể ghi nhớ nhiều nhưng khi thực hành họ không thể làm gì được. Trong quá khứ, tôi đã lầm bằng việc thuê những sinh viên như vậy. Các “sinh viên lí thuyết” này có trí nhớ tốt nhưng không có tri thức thực hành và không biết cách áp dụng. Đa số đều là “nạn nhân” của hệ thống giáo dục lỗi thời coi “ghi nhớ” là giá trị . Họ có thể làm tốt trong các kì thi bằng việc nhồi nhét mọi sách vở và lí thuyết nhưng không thể thực hiện được gì. Đây là lí do tại sao phần lớn những cong ty hàng đầu bây giờ không còn chú ý đến bằng cấp hay điểm hạng nữa. Những người quản lí được chị thị rõ rằng khi thuê người, họ phải kiểm điểm kĩ năng, không chỉ một lần mà nhiều lần và cuộc phỏng vấn thường kéo dài ít nhất 6 đến 8 tiếng đồng hồ để chắc rằng họ sẽ thuê đúng người có kĩ năng mà công ty cần.

“Có yếu tố quan trọng khác mà chúng tôi coi là quan trọng: Làm việc tổ. Một sinh viên có thể là người lập trình giỏi nhưng nếu anh ta không thể đóng góp được cho tổ, anh ta đánh mất giá trị của mình. Chúng tôi KHÔNG thuê “anh hùng lập trình” vì phần mềm là làm việc tổ, KHÔNG phải là công việc cá nhân. Người phát triển giỏi có thể hoàn thành công việc nhưng nếu anh ta KHÔNG giúp cho những người của tổ thì dự án có thể thất bại. Người phát triển giỏi bao giờ cũng giám sát mọi công việc đang diễn ra trong tổ, và sẵn sàng giúp đỡ những thành viên khác khi cần. Nhiều người phát triển ưa thích làm việc biệt lập và KHÔNG thích nói chuyện với ai. Họ không bao giờ thăng tiến trong nghề nghiệp vì làm việc tổ và trao đổi là những kĩ năng quan trọng. Trong phỏng vấn việc làm, tôi, luôn hỏi về cách các sinh viên hợp tác như thế nào trong lớp và cách họ hoà hợp với những người khác. Một số sinh viên nói xấu về lớp của họ hay về người nào đó như “Cô ấy không đủ tốt” hay “Anh ta lười nên tôi phải làm hầu hết công việc.” Những bình luận tiêu cực này là thái độ kiêu căng tự mãn, nhỏ nhen và tôi không bao giờ thuê những sinh viên này. Nếu họ không thể nói được gì tích cực, họ không phải là người tốt.”

“Một người phát triển giỏi phải thường xuyên học những điều mới vì họ khao khát tri thức mới. Trong phỏng vấn, bao giờ tôi cũng hỏi sinh viên về các loại sách mà họ đã đọc trong vài tháng qua. Dựa trên câu trả lời, tôi có thể xác định liệu họ có đúng là người cho công ty hay không. Tôi rất thích câu nói của Benjamin Franklin: “Bạn hãy nói cho tôi biết bạn đọc loại sách nào và tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là loại người nào.” Ngày nay nhiều sinh viên không đọc nhiều mà chỉ hội tụ vào điều họ được dạy ở trường và điều đó là KHÔNG đủ. Chúng ta đang sống trong một “thế giới được kết nối” và có nhiều công nghệ đang nổi lên tác động vào xã hội. Khi tôi hỏi họ về những xu hướng mới như “Flat world” hay “Cloud Computing (tính toán mây), nhiều người nói rằng họ chưa bao giờ nghe nói về những điều như vậy. Nếu họ không đọc tốt và biết điều gì đang diễn ra trong công nghiệp, tôi không thuê họ.”

“Là công ty thành công, chúng tôi thường tới thăm các đại học và kiểm điểm chương trình đào tạo của họ. Chúng tôi tìm gặp các giáo sư để hỏi ý kiến về sinh viên có “tiềm năng” mà chúng tôi có thể thuê. Nếu sinh viên không có mối quan hệ tốt với các giáo sư thì họ bỏ lỡ cơ hội này. Một số sinh viên tới trường nhưng không bao giờ nói chuyện hay đặt câu hỏi với giáo sư của họ. Vì các giáo sư không biết họ, họ không thể giới thiệu các sinh viên đó được.

Khi nhận được giới thiệu từ các giáo sư, chúng tôi theo dõi tiến bộ của sinh viên vài tháng hay một năm trước khi họ tốt nghiệp để chắc rằng đó là những sinh viên giỏi để thuê. Chúng tôi cho họ việc thực tập (Internship) để có thể quan sát họ. Chúng tôi cộng tác với các đại học bằng việc cho họ biết loại kĩ năng nào chúng tôi cần trong ba tới năm năm và gợi ý rằng đại học cung cấp đào tạo trong các khu vực đó. Nếu đại học đồng ý và có những môn học tương ứng, chúng tôi thuê sinh viên của họ và cung cấp phản hồi cho đại học về hiệu năng của họ. Nếu sinh viên làm tốt, chúng tôi sẽ tiếp tục thuê nhiều sinh viên từ đại học đó. Đó là mô hình mối “quan hệ công nghiệp-đại học” đang được áp dụng chặt chẽ với các đại học hàng đầu và chúng tôi thích thuê người tốt nghiệp từ những trường này.”

Amazon hiện là một trong những công ty phát triển nhanh nhất. Trong năm 2015, Amazon đã thuê 80,000 nhân viên, trong ba tháng qua đã thuê gần 40,000 người tốt nghiệp và tăng số nhân viên lên trên 220,000 người. Theo Timothy, việc thuê người sẽ tiếp tục trong những năm sắp đến.