Có rất nhiều mô hình cài đặt server dành cho ứng dụng (application server) và mỗi mô hình lại có sự ưu việt khác nhau. Để lựa chọn mô hình server tối ưu cho ứng dụng của mình bạn cần dựa vào các yếu tố như hiệu suất, khả năng mở rộng, tính sẵn có, độ tin cậy, giá cả và khả năng quản lý.
Sau đây là 5 mô hình cloud server dành cho application phổ biến nhất mà độc giả có thể tham khảo. Các mô hình này có thể sử dụng kết hợp lẫn nhau và phù hợp với từng môi trường cũng như từng loại ứng dụng khác nhau.
1. Tất cả trong một server
Đây là mô hình đơn giản nhất khi tất cả tài nguyên của ứng dụng đều được đặt chung trên một máy chủ duy nhất. Một gói tài nguyên ứng dụng bao gồm các web server, application server và database server. Chẳng hạn như gói LAMP bao gồm Linux, Apache, MySQL và PHP trên cùng một server.
Ưu điểm của mô hình này là sự đơn giản, nhanh chóng khi cài đặt ứng
dụng. Tuy nhiên nó chỉ là mô hình cơ bản và sẽ gây khó khăn trong việc mở rộng cũng như tách biệt các thành phần của ứng dụng với nhau. Ứng dụng và database của nó sử dụng chung phần tài nguyên của cloud server (CPU, bộ nhớ, I/O,…) khiến hiệu suất suy giảm và khó xác định lỗi.
2. Tách riêng Database server
Mô hình này tách biệt hệ thống quản lý database với phần còn lại để tránh tranh chấp tài nguyên giữa ứng dụng và database. Tính bảo mật cũng có thể tăng cường bằng cách đặt database trong một private network.
Ưu điểm của mô hình này là hiệu suất sẽ được cải thiện do ứng dụng và database sử dụng tài nguyên riêng. Ngoài ra có thể tăng thêm tài nguyên cho server khi có nhu cầu mở rộng. Tuy nhiên nó đòi hỏi cài đặt phức tạp hơn mô hình all-in-one và nếu như hai server ứng dụng và database có độ trễ lớn (do khoảng cách quá xa hoặc băng thông quá thấp so với lượng dữ liệu truyền tải) thì hiệu suất sẽ bị suy giảm.